Ý nghĩa hoa văn và xây dựng bàn thờ bằng đá

Bàn thờ bằng đá hay còn gọi là bàn lễ đá, cây hương đá tùy vào thói quen và văn hóa ở mỗi vùng miền, bàn thờ đá thường thấy  ở các công trình thờ cúng như đền chùa, khu lăng mộ, công dụng chính là trưng bày các vật phẩm để thờ cúng thần linh, tổ tiên.

Bàn thờ bằng đá
Bàn thờ đá dùng để đặt đồ thờ cúng và có vị trí ở những nơi trang nghiêm

Hoa văn điêu khắc trên bàn thờ bằng đá

Bệ thờ đá còn là cái tên khác của bàn lễ, cây hương, bàn thờ đá. Các mẫu hoa văn điêu khắc trên bệ thờ bằng đá được lựa chọn hết sức tinh tế. Bởi đây là sản phẩm được đặt ở vị trí trung tâm, bày biện đồ vật thờ cúng tâm linh.

Với mỗi tôn giáo khác nhau, những hoa văn điêu khắc cũng có sự khác biệt. Đối với bàn thờ đá trong Phật giáo, hình điêu khắc thường là họa tiết rồng phượng hay hoa sen là chủ đạo. Còn với bàn thờ của công giáo, bàn truyền đạo giáo thường là các mẫu hoa văn theo văn hóa tôn giáo riêng, được dùng nhiều như hình thánh giá.

Bàn thờ bằng đá 1
Họa tiết điêu khắc trên bàn thờ đá tinh xảo

Xây dựng bàn thờ đá ở nơi thờ tự mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam, bàn thờ đá có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Bàn thờ trong nhà và bàn thờ đá ngoài trời cũng có ý nghĩa khác nhau.

Về thẩm mỹ xây dựng, bàn lễ bằng đá đem lại khối kiến trúc tâm linh phong thủy trường tồn kết hợp cùng các vật phẩm cúng tế khác đem lại vẻ đẹp trang nghiêm cho nơi thờ tự.

Đối với người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là việc kế thừa truyền đời thể hiện được tấm lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên đã sinh thành, dưỡng dục thế hệ con cháu. Ngoài ra nó còn thể hiện ý nghĩa uống nước nhớ nguồn trong văn hóa Việt Nam. Do đó việc thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức của mọi thế hệ người Việt Nam. Vì vậy sử dụng bàn thờ đá góp phần không nhỏ trong đời sống tâm linh từ bao đời của dân tộc ta.

Bàn thờ bằng đá 2
Bàn thờ bằng đá nguyên khối sản xuất từ đá tự nhiên

Trong tín ngưỡng dân gian, việc thờ cúng tổ tiên thể hiện niềm tin về sự bất tử của linh hồn con người sau khi chết. Vào các dịp quan trọng trong năm như lễ tết, cúng giỗ không nhất thiết phải bày mâm cao cỗ đầy nhưng bắt buộc phải thắp nén nhang trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Điều này thể hiện được tấm lòng thành kính, nhớ cội nguồn, biết ơn và tưởng nhớ về người đã khuất.

Đã là người Việt Nam thì chắc chắn rằng thờ cúng tổ tiên đã trở thành phong tục không thể thiếu được truyền từ muôn đời và vẫn được thế hệ sau tiếp nối.

Tiền Lộc Phát


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các mẫu hoa văn trên tường rào, lan can đẹp nhất hiện nay

Tổng hợp các mẫu mộ đá nhỏ đơn giản, đẹp và hợp phong thủy

Địa chỉ cung cấp mộ đá Ninh Bình giá rẻ